TỶ LỆ HỌC SINH NGƯỜI TÀY - NÙNG BIẾT TIẾNG MẸ ĐẺ ĐANG GIẢM NGHIÊM TRỌNG

Tiếng Tày - Nùng đã từng là một ngôn ngữ thống trị Khu vực Đông Bắc Việt Nam, Nam tỉnh Quảng Tây, Vân Nam - Trung Quốc trong suốt nghìn năm qua. Nó không chỉ thống trị mà còn ảnh hưởng đến cả sự hình thành tiếng Việt, Tiếng Hán phương Nam. Trong suốt nghìn năm các đoàn người Kinh, người Hán bị lưu đày, chạy nạn hay đi khai hoang liên tục tiến vào khu vực cư trú của các cộng đồng người Tày - Nùng - Choang, tuy nhiên họ đều bị đồng hóa, hòa hóa vào các dân tộc này, cho đến đầu thế kỷ 20, người Pháp, người Hoa, người Việt các tài liệu đều phải ghi nhận sự thống trị của văn hóa Tày - Nùng, tiếng Tày - Nùng tại các khu vực nêu trên.
Mọi thứ đã thay đổi 180° vào thời hiện đại, với hệ thống giáo dục phổ thông, nhu cầu kinh tế, nhu cầu việc làm, và sự xâm lấm của các phương tiện truyền thông, chưa bao giờ tiếng Tày - Nùng lại bị sói mòn, bị biến mất ở một tốc độ nhanh như vậy, điều tương tự cũng xảy ra với tiếng Choang bất chấp Trung quốc vẫn duy trì khu tự trị cho cộng đồng này.
Cộng đồng Tày có lẽ là cộng đồng biến đổi nhanh nhất, từ cuối thế kỷ 20 cứ 5 gia đình thì có 1 gia đình Tày không sử dụng tiến Tày mà sử dụng tiếng phổ thông ở trong cuộc sống hằng ngày, 3 gia đình thường xuyên sử dụng song ngữ. Điều này khá dễ hiểu bởi người Tày có xu hướng quan hệ, giao lưu với người Kinh từ sớm và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn các dân tộc khác.
Tuy nhiên không chỉ người Tày, người Nùng, rồi người Dao... cũng đều có những biến chuyển tương tự. Nếu như từ thập niên 70 - 80 trở về trước phần lớn trẻ em biết tiếng mẹ đẻ trước sau đó đi học mới dần học và biết tiếng phổ thông, thì hiện tại hầu hết trẻ em đều được học nói tiếng phổ thông trước, sau đó lớn lên trong quá trình sống chúng tự học thêm tiếng Tày - Nùng, điều đó dẫn đến nếu những học sinh nào ít giao lưu, hoặc quá tập trung việc học thì hoàn toàn có thể bị "mù" tiếng mẹ đẻ dù sống trong bản làng từ nhỏ đến lớn.
Ngay cả với các em có biết tiếng mẹ đẻ thì do không phải ngôn ngữ đầu tiên các em biết nói, lại không có nhu cầu giao tiếp sâu nên các em chỉ biết nói các từ đơn giản, khi muốn biểu đạt các nội dung phức tạp thường sẽ sử dụng tiếng Kinh. Điều này làm cho từ vựng của tiếng Tày - Nùng ngày càng teo lại, thậm chị khiến nhiều người, kể cả người nổi tiếng tuyên bố rằng "tiếng Tày giống tiếng Kinh 70% rồi nên nói cũng vậy".
Một tài liệu nghiên cứu cho thấy, khi tiến hành khảo sát ở 300 người ở xã Hải Yến, Cao Lộc, Lạng Sơn ( bao gồm: 189 người Nùng (63%), 92 người Tày (30,97%), 18 người Kinh (6%) và 1 người Dao (0,03%)). Trong số này có 181/189 người Nùng (95,76%), 88/92 người Tày (95,65%) sử dụng được tiếng phổ thông. Điều đáng nói là số người không nói được tiếng phổ thông ở cả hai dân tộc là ở vùng nông thôn (xã Hải Yến) và chủ yếu là nông dân.
Còn khi đánh giá khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ thì chỉ có 165/189 người Nùng (87,30%), 78/92 người Tày (84,78%) nói được tiếng mẹ đẻ. Số người không sử dụng được tiếng mẹ đẻ lại thuộc vào lứa tuổi học sinh. Cụ thể ở người Nùng có 75/111 học sinh (67,56%), ở người Tày có 31/57 học sinh (54,38%) sử dụng được tiếng mẹ để. Đồng thời, số không sử dụng tiếng mẹ đẻ này hoàn toàn tập trung ở địa bàn thị trấn huyện...

Đây là một xã miền núi điển hình với phần đa là người Tày - Nùng, và khảo sát trên cũng đã được tiến hành nhiều năm về trước, cho đến hôm nay tôi tin tỷ lệ học sinh biết tiếng Tày - Nùng sẽ còn giảm sâu hơn nữa.
Vậy điều gì đang thật sự xảy ra, phải chăng chúng ta đang mất gốc ngay tại chính quê hương mình?




BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

NGÔN NGỮ CHỈ CÒN MỘT NGƯỜI NÓI

Trong thế kỷ qua, chỉ riêng ở Peru, ít nhất 37 ngôn ngữ đã biến mất trong sự đảo điên của các cuộc mở rộng lãnh thổ, di cư, đô thị hóa và ...

XEM THÊM